Cách xét tuyển đại học phù hợp dù biến động thời gian thi THPT quốc gia 2020
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã quyết định lùi thời gian kết thúc năm học và thời gian thi THPT quốc gia 2020 do dịch bệnh COVID-19 diễn biến ngày càng phức tạp.
Trước tình hình hình này, lộ trình tuyển sinh đại học năm nay của các trường cũng có những thay đổi nhất định.
Dời lịch thi THPT quốc gia 2020 sang tháng 8
Theo quyết định của Bộ GD&ĐT, thời gian kết thúc năm học sẽ là 15-7-2020. Và Kỳ thi THPT quốc gia tổ chức vào các ngày 8, 9, 10, 11 tháng 8-2020.
Bộ cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành căn cứ vào mốc thời gian vừa điều chỉnh và tình hình thực tế để quyết định cho học sinh đi học trở lại sau đợt nghỉ phòng dịch COVID-19.
Đây là lần thứ 2 Bộ GD&ĐT điều chỉnh khung thời gian năm học 2019-2020. Trước đó, thời điểm kết thúc năm học được quyết định vào trước 30-6-2020 và thi THPT quốc gia vào ngày 23, 24, 25, 26 tháng 7-2020.
Các trường điều chỉnh phương thức tuyển sinh
Hiện tại, nhiều trường đại học đã chủ động điều chỉnh phương thức tuyển sinh, thời gian nhận hồ sơ xét tuyển nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh trước bối cảnh thời gian năm học 2019-2020 và lịch thi THPT quốc gia 2020 được điều chỉnh lùi lại.
Điển hình như Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) công bố thời gian nhận hồ sơ xét tuyển học bạ 5 học kỳ đợt 1 từ 1-3 - 30-6, Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) bổ sung thêm phương thức xét tuyển học bạ 3 học kỳ, nhận hồ sơ từ ngày 16-3, Đại học Quốc gia TP.HCM lùi thời gian thi đánh giá năng lực,…
Thời điểm này, tình hình phức tạp của dịch bệnh COVID-19 cũng ảnh hưởng đến việc nắm bắt, tìm hiểu thông tin tuyển sinh của học sinh cuối cấp. Lúc này, các trường đại học đã linh hoạt chuyển sang hình thức tư vấn trực tuyến, truyền hình, đảm bảo cung cấp nguồn thông tin kịp thời, chính thống cho phụ huynh, thí sinh.
Biết cách "ứng biến" trước những thay đổi
Trong thời gian tạm nghỉ, ngoài lưu ý về bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình, cộng đồng, tham khảo trước tài trước tài liệu hay học online thì việc tranh thủ tìm hiểu các thông tin tuyển sinh, ngành học, trường học là điều nên làm với các bạn học sinh, nhất là học sinh lớp 12.
Đây là cách tận dụng thời gian hiệu quả, vừa quên đi nỗi lo dịch bệnh, lại vừa chuẩn bị nền tảng vững chắc cho quá trình "vượt vũ môn" sắp tới.
Đặc biệt, thời điểm này, thí sinh cả nước đã có bảng điểm hoàn chỉnh của 5 học kỳ THPT (không bao gồm học kỳ 2 lớp 12). Vì thế, các bạn hoàn toàn có thể lựa chọn phương thức xét điểm học bạ 5 học kỳ hoặc 3 học kỳ vào các trường có xét tuyển.
Xét tuyển học bạ với ưu điểm nổi bật là giúp thí sinh giảm áp lực thi cử, điểm học bạ "đẹp" không chỉ giúp thí sinh tăng thêm cơ hội trúng tuyển mà còn nhận về những suất học bổng giá trị. Hiện phương thức xét tuyển học bạ đang thu hút thí sinh lựa chọn, đặc biệt tại UEF, trường đã nhận hồ sơ xét tuyển từ 1-3.
Với những thí sinh tham gia thi THPT quốc gia năm 2020 này, các bạn vẫn có thể nộp hồ sơ ngay trong đợt đầu tiên này. Sau đó, các bạn được tiếp tục bổ sung bản sao giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, hoàn thành hồ sơ và các thủ tục cần thiết khác để được công nhận kết quả trúng tuyển.
UEF nhận hồ sơ xét tuyển học bạ 5 học kỳ ở tất cả các ngành với điều kiện: thí sinh phải tốt nghiệp THPT và tổng điểm trung bình 5 học kỳ đạt từ 30 điểm trở lên.
Mức điểm xét tuyển được tính như sau:
Điểm xét tuyển = (Điểm trung bình Học kỳ 1 lớp 10 + Điểm trung bình Học kỳ 2 lớp 10 + Điểm trung bình Học kỳ 1 lớp 11 + Điểm trung bình Học kỳ 2 lớp 11 + Điểm trung bình Học kỳ 1 lớp 12) >= 30.0
Thí sinh, phụ huynh có thể theo dõi thêm thông tin về các ngành đào tạo, phương thức tuyển sinh của UEF thông qua chương trình tư vấn tuyển sinh trực tuyến "Step up your future" được phát sóng vào 19g00 thứ Năm hàng tuần trên fanpage UEF.